Pages

Tuesday 26 May 2015

"South Vietnam's Journey into Oblivion" translated into Vietnamese by Hong Kelly


"South Vietnam's Journey into Oblivion", is a review I wrote of George J Veith's Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-75. It appeared in the December 2012 edition of Quadrant magazine: http://quadrant.org.au/magazine/2012/12/south-vietnam-s-journey-into-oblivion/ I am pleased to post here a translation of the original into Vietnamese by Hong Kelly, which appears in the May 21 2015 edition of the Australian Vietnamese language publication Văn Nghệ.





Miền Nam Việt Nam Và Hành Trình Vào Quên Lãng.
   Đây là bài điểm sách của Daryl McCann về tác phẩm Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975 của tác giả George J Veith.
Nguyên văn Anh ngữ của bài viết tựa đề là South Vietnam’s Journey into Oblivion được đăng trên trang Quadrant.(Dec 2012)



Tác phẩm Black April của George J Veith thuật lại con đường đi vào quên lãng của Miền Nam Việt Nam. Luận cứ của ông cho rằng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa có đầy đủ tính chất ngay thẳng và dũng cảm của nó, nhưng đã bị những nhân vật quyền lực đố kỵ bỏ rơi. Quân đội nầy có thể sẽ chiến đấu hữu hiệu hơn vào giai đoại cuối nếu Quốc Hội Mỹ, sau vụ bê bối Watergate, cung cấp đầy đủ các chiến cụ tối cần thiết như đã hứa, bao gồm nhu cầu nhiên liệu cấp thiết và phụ tùng máy bay cho lực lượng Không quân. Đến năm 1975, Cộng sản Việt Nam đã mất đi lý tưởng và cuộc chiến tranh du kích mà họ đã dùng để chống lại nhân dân miền Nam kéo dài hơn 50 năm, và vì thế trận đụng độ cuối cùng giữa Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra đơn thuần chỉ là một cuộc xăm lăng võ trang. Mặc dù phải chịu đựng nhiều sai lầm to tát của những nhận vật lãnh đạo quan trọng, tiền đồn chống Cộng duy nhất ở miền Nam Việt Nam vẫn là một chính nghĩa không thể chối bỏ được, nhưng cuối cùng họ đã bị phản bội.


Black April, với nội dung sưu tập các biến cố rất sâu rộng nhưng rất chi tiết, đã bác bỏ cái quan điểm “chính thống” cho rằng miền Nam và đồng minh của họ đã không thể thắng được cuộc chiến nầy. Tuy nhiên, Veith bắt đầu câu chuyện bằng một nhận định rất hiển nhiên cho rằng mặc dầu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở trong tình thế có lợi nhưng rất khó đánh trả một lực lượng quân số lớn, có tính điều hợp cao của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh thắng miền Nam vào năm 1975 là một lực lượng rất “hùng mạnh” so với đội quân năm 1972, đoàn quân đã thất bại trong “mùa hè đỏ lửa”. Huấn luyện quân sự do Liên Sô cung cấp đóng vai trò quan trọng nhưng “bài học khó thắng” thu lượm được từ năm 1972 đã giúp nâng cao khả năng chiến đấu, bao gồm “tinh vi hóa kế hoạch quân vận, hoàn chỉnh khả năng kỹ thuật, và chi tiết hóa các phân tích chính trị- quân sự” Veith còn đề cập đến việc các gián điệp Cộng sản đã cung cấp cho Hà Nội bí mật quân sự của Sài Gòn vào năm 1975. “Lợi điểm nầy cho phép quân đội Nhân dân Việt Nam lên kế hoạch tấn công với các thời điểm cụ thể và rỏ ràng đồng bộ với kế koạch phản công, rút lui cùng với các cuộc hành quân khác của quân đội Việt Nam Cộng hòa.”

Một yếu tố không kém quan trọng khác có ảnh hưởng đến cục diện chiến cuộc là địa thế của miền Nam gây khó khăn cho vấn đề bảo vệ lãnh thổ trong cuộc chiến tranh xăm lược thuần túy từ miền Bắc - điều nầy có thể nói là do thế trận trải dài.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa phải bảo vệ cạnh sườn phía tây dài hơn 800 dặm, với các vùng dân cư thưa thớt và đất đai có nhiều hầm hố trên mặt, tạo thành thế bảo vệ tự nhiên cho Đường mòn Hồ Chí Minh - mà nay đã đươc trải nhựa. Lợi điểm nầy chứng minh một cách khá trung thực là đoàn quân của Quân đội Nhân dân có thể xuất hiện bất ngờ và cắt Quân đội Cộng Hòa ra làm đôi, chiến thuật nầy đã xãy ra đúng như vậy ở cao nguyên Trung phần trong giai đoạn mở đầu chiến dịch tấn công năm 1975.

Vận may - hoặc sự thiếu may mắn - cũng đóng vai trò trong sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Ngày 10 tháng Ba, khi hàng ngàn bộ đội và sáu chục chiếc xe tăng dơ bẩn và móp méo của quân đội Nhân dân xuất hiện đầu tiên tại Ban Mê Thuột, thuộc cao nguyên Trung phần Việt Nam, chúng đã mau chóng áp đảo nơi nầy. Điểm cố thủ cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa là hậu cứ của bộ chỉ huy sư đoàn 23 bộ binh. Khi xe tăng T-54 của Liên Sô tiến vào cổng  trại chỉ huy và đã hiện rõ trong tầm nhìn, Đại tá Nguyễn Trọng Luật của Quân đội Cộng Hòa miền Nam, đứng trên chiếc xe thiết giáp  M-113 ra lệnh cho người trung sĩ ngồi thụp xuống cạnh ông để bắn hạ chiếc tăng.
“Bắn!” người trung sĩ kéo cò. Tách “Kẹt đạn!” người trung sĩ la lên. Anh kéo toạt ổ khóa nòng súng ra và tìm thấy chổ hư: kim mồi lửa bị gảy. Và anh không còn bộ phận thay thế. Từ trên thiết vận xa M-113, Luật phóng thẳng xuống đất, huy động quân lại để chận đứng kẻ thù đang tràn tới.
Hậu quả của riêng sự việc nầy, theo Veith, thật là một thãm hại. Nếu chiếc tăng T-54 bị bắn hạ thì quân đội miền Bắc phải nhờ đến bộ binh đánh chiếm căn cứ và việc nầy phải cần thời gian. Trong lúc chờ đợi đó, lực lượng của quân đội miền Nam có thể chỉnh đốn đội ngũ, được tăng viện để giải cứu. Nhưng thay vào đó, quân đội Nhân dân nhanh chóng đè bẹp bộ chỉ huy của quân đội Việt Nam Cộng hoà và Ban Mê Thuột đã hoàn toàn thất thủ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho tình hình nguy ngập hơn bằng cách cho triệt thoái các lực lượng quân đội thường trực ở cao nguyên Trung phần, “mở đầu cho sự tan rả” và cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Sài Gòn chỉ vỏn vẹn có năm mươi lăm ngày sau đó.

Black April đã cung cấp một chất liệu hình ảnh đậm nét về diễn biến lui quân của quân đội Việt Nam Cộng hòa từ Cao nguyên miền Trung về vùng duyên hải. Câu chuyện thật quá hãi hùng, trong đó “gần mười tám ngàn binh lính Việt Nam Cộng hòa đã bị bắt sống hoặc bị giết  trên đường từ đèo Cheo Reo về Tuy Hòa.” Đặt tên một cách chính xác là “Con Đường Đẩm Máu và Nước Mắt” thất bại nầy đứng thứ nhì trong cuộc chiến bởi vì sau đó vào cuối tháng Ba khi Quân đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Công Hòa không giữ được Đà Nẵng “đã tan rã hàng ngũ trong một chiến bại thê thãm nhất trong lịch sữ chiến tranh hiện đại”
Sự sụp đổ của nước Cộng hòa miền Nam không phải do “quân đội không đủ khả năng chiến đấu hoặc chế độ bất công của các nhà độc tài.” mà là kết quả của sáu yếu tố then chốt sau:
 Hiêp định Hòa Bình Paris hoàn toàn bị miền Bắc chối bỏ; đặc tính yếu kém của kinh tế miền Nam; thiếu thốn nhu cầu chiến tranh do Mỹ cung cấp để ngăn chận các cuộc tấn công khổng lồ;  viện trợ của Mỹ bị cắt giảm tối đa; và sai lầm quân sự to lớn của Tổng thống Thiệu khi đối đầu với các cuộc tấn công trên bình diện lớn của Cộng sản.
 Tình trạng mất tinh thần chiến đấu trong các lực lượng quân sự miền Nam là do hệ quả của các yếu tố trên, nhưng không hẳn vậy, đã có một số trường hợp người lính Cộng hòa không những thực thi nhiệm vụ của mình một cách vô cùng can đảm mà còn thật sự chói ngời.

Đầu tháng Tư, theo Veith, thị xã Xuân Lộc bổng trở thành một yếu điểm trên tuyến phòng thủ mới mà quân đội miền Nam cố gắng thành lập vòng đai bảo vệ quanh Sài Gòn. Chiến thắng nầy là cơ hội cuối cùng nhưng rất mỏng manh nhằm cứu vớt nước Cộng hòa Việt Nam, dưới hình thức nầy hoặc hình thức khác, khỏi bị xóa tên khỏi bản đồ. Mùa mưa sắp đến và nếu Quân đội Việt Nam Cộng hòa có thể giữ vững được vị trí và đẩy lui các cuộc tấn công của Cộng sản thì Sài Gòn và các tỉnh chung quanh có thể cầm cự được lâu hơn. Một trận đánh thắng có thể nâng đỡ uy tín của Tổng thống Thiệu và giúp ông tập hợp dân tộc đang hoãng sợ của ông lại (hay đúng ra chỉ những gì còn xót lại). Một chiến thắng quân sự có thể cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ để cuối cùng họ phải thực hiện lời hứa của Tổng thống Nixon trước khi ông từ chức (trong năm 1972) là bảo vệ miền Nam nếu Hà Nội diễn lại màn tổng tấn công như năm 1972.

Black April đã theo dõi sát sao lệnh chỉ huy gần như hoàn hảo của Tướng Lê Minh Đảo, ông đã ban ra nhiều chiến thuật điều binh rất mưu lược, lệnh nầy tiếp theo lệnh khác để giữ chân đoàn quân quá đông của quân đội Nhân dân. Ngày 9 tháng Tư, quân Bắc Việt mở màn với một trận pháo kích dữ dội vào trung tâm thành phố. Đảo đã đoán trước điều nầy, liền phân tán lực lượng của ông vào các khu vực xa thành phố. Cho rằng quân đội miền Nam có thể dễ dàng bị đánh bại, bộ đội miền Bắc dùng chiến thuật thông thường, tấn công trực diện phía trước và theo sau là các bộ phận khác, đánh vào thành phố. Mất trắng toàn bộ! Chiến xa của quân miền Bắc hoàn toàn bị phá hũy kể cả lực lượng bộ đội theo sau. Trận phản công cực kỳ chính xác nầy do Đảo chỉ huy diễn ra ngay sau trận tấn công của quân Cộng sản. Chiến trường trên vùng ngoại ô Xuân Lộc, được mô tả như một trận địa trong Thế chiến Thứ Hai. Ngày qua ngày, giữa cảnh hoang tàn, đổ nát của thành phố đã dần dần biến thành đống gạch vụn. Các người lính dũng cảm miền Nam tay trong tay can trường chiến đấu, lựu đạn ném vào hầm trú ẩn bên cạnh và đạn pháo nổ liên tục chung quanh vị trí của họ. Hằng trăm chiến hữu của họ đã ngã gục trong trận đánh nhưng đổi lại bằng hằng ngàn xác chết của quân thù. Tuy nhiên, cuối cùng vì lực lượng của Cộng sản quá đông, cho nên vào tối ngày 20 tháng Tư, Tướng Đảo đã điều khiển một cuộc rút binh mạo hiểm nhưng kỹ luật dựa vào bóng tối của màn đêm, kể cả việc ông đi cùng binh lính của ông một đoạn đường đất dài hai mươi lăm dặm.

Ngày 14 tháng Tư, Henry Kissinger đã tranh cải với Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại Thượng Viện là Xuân Lộc đã chứng tỏ là quân đội miền Nam sẳn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước và đáng được nhận sự ủng hộ của Quốc Hội. Veith ghi nhận là không những đa số các nghị sĩ Dân chủ không lay chuyển trước lời khẩn khoản của Kissinger. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Jacob Javits của New York, tuyên bố “Tôi sẽ giao cho ông một số tiền lớn để di tản các [công dân Mỹ] nhưng không một xu nhỏ viện trợ quân sự cho Thiệu.”

Hơn nữa, ngày 17 tháng Tư, Ủy Ban Quân Vụ của Thượng viện cũng từ chối đề nghị tương tự của tòa Bạch Cung về biện pháp hổ trợ nhằm giúp đở cho Việt Nam Cộng Hòa, sự việc nầy  đã “phản ánh ý muốn thắng thế” trong Quốc Hội là “không còn muốn dính dáng gì đến Việt Nam nữa.” Cay đắng tuyên bố “người Mỹ bội tín” Thiệu từ chức tổng thống vào ngày 21 tháng Tư năm 1975. Không còn lựa chọn nào khác cho người dân miền Nam, ngoại trừ, bấy giờ Trần Văn Hương , 71 tuổi, đứng ra làm người lãnh đạo chính trị cuối cùng của Sài Gòn.

Trận đánh vào Sài Gòn, Black April mô tả là, không phải “chuyện dễ dàng”. Ngay cả các tướng lãnh Bắc Việt thừa nhận là không có sự đón chào “nồng nhiệt”nào cả cho quân đội Nhân dân. Veith cung cấp con số được phỏng đoán là khoảng 6000 bộ độ Bắc Việt chết và bị thương, cùng với “khoảng100 ...chiến xa... bị phá hũy, bao gồm 33 chiếc xe tăng và xe bọc thép.” Chính quyền miền Nam chính thức đầu hàng sau khi xe tăng vào đến Dinh Độc Lập. Veith đã tranh cải là sự kiện nầy đã cứu Sài Gòn khỏi bị phá hũy: “Trong khi phần lớn người dân miền Nam căm ghét giải pháp đầu hàng của Minh, bởi vì Quân đội Cộng Hòa vẫn còn ít nhất hai mươi bốn giờ để chuẩn bị cho việc chống trả.”
Theo Veith, thì lần nầy không có kiểu “giết người tập thể” đối với các binh sĩ Công hòa như Cộng sản đã làm trong năm 1968 khi họ chiếm giữ thành nội Huế trong một thời gian rất ngắn. Trong  lúc nầy, Cộng sản đang cố gắng từ bỏ kiểu giết người tập thể – tuy nhiên một số lớn các vụ tàn sát dã man vẫn xãy ra - hệ thống nhà tù được biết là “trại Tù Chính Trị” đã mọc lên khắp nơi trong các vùng xa xôi trên toàn nước. Hằng trăm ngàn tù nhân lính Cộng hòa đã bị cưỡng bức “lao động khổ sai trong rừng rậm, thiếu thốn thức ăn, thuốc men hoặc không đủ quần áo để mặc.” Hằng ngàn người bị chết. Các viên chức cao cấp của miền Nam đã bị giam giữ trong điều kiện như thế cho đến năm 1987 và đối với các trường hợp “ngoan cố” thì bị giam lâu hơn có thể đến năm 1992.

Thay vì biểu hiện hành động “giải phóng tự do”, đoàn quân đánh chiếm Cộng hòa Việt Nam đã là cơn ác mộng cho đa số nhân dân miền Nam, điều nầy minh chứng được lý do “hằng triệu người đã kinh hoàng bỏ chạy trước khi Cộng sản đến.” Cộng vào con số nầy, có hơn 165.000 tù nhân đã bỏ mạng trong các trại tù cải tạo của Cộng sản. Veith không đi vào chi tiết, nhưng phỏng đoán là vào khoảng từ 200.000 đến 400.000 người dân miền Nam đã chết trên biển trong khi tìm đường trốn thoát thảm họa chủ nghĩa Cộng sản. Đối với các nhóm khuấy động chống Mỹ ở Tây phương, họ đã thần tượng hóa cái viễn ảnh một nước Việt Nam thống nhất của Hồ Chí Minh mà không cảm nhận được cái nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền Nam là “không muốn làm công cụ cho sự bóc lột của chủ nghĩa Cộng sản.”Nhóm Thiên Tả đã có quá nhiều sai lầm về chiến tranh Việt Nam, kể cả việc họ cho rằng Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc là một biểu hiệu thực sự từ nguyện vọng của người dân miền Nam. Mặt trận Giải phóng Dân tộc thực ra chỉ là một chiêu bài chính trị của Hà Nội. Sau khi Sài Gòn sụp đổ, giữa nhân dân miền Nam và các ngài lãnh đạo mới của Cộng sản miền Bắc không có một gạch nối trung gian nào cả.

Veith dự tính viết phần tiếp theo, tập trung vào các yếu tố ngoại giao đã gây nên sự sụp đổ của nước Việt Nam Cộng Hòa, nhưng ông có đề cập trong Black April là Nguyễn Văn Thiệu tin rằng Hoa Kỳ - mà đặc biệt hơn cả là Nixon và Kissinger – đã ép buột ông phải ký vào Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê, một hiệp định có nhiều lợi thế cho Hà Nội nhưng đi ngược lại các phán đoán xác thực của ông. Nói thẳng ra “Hoa Kỳ hăm dọa sẽ cắt viện trợ nếu ông không ký vào hiệp định.” Trên phương diện chính trị-địa lý, Chiến tranh Lạnh đã chuyển sang giai đoạn mới với sự xích lại gần nhau của Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung quốc cho nên sự tồn tại của Nam Việt Nam không còn là vấn đề quan trọng nữa trong thực chất quan hệ chính trị giữa Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên, Veith đã vạch ra một điểm vô cùng nguy hiểm là chủ nghĩa thực dụng không bao giờ nên dùng làm  “phương châm duy nhất” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cuối cùng, Mỹ đã bỏ qua một sự thật là vấn đề can thiệp vào miền Nam Việt Nam không phải chỉ vì chủ thuyết Domino (chủ thuyết chính trị nhằm bảo vệ bán đảo Đông Dương chống lại Cộng sản) sai lầm và tai hại; mà nó còn phải giúp “nhân dân miền Nam bảo vệ quyền tự do của họ.”

Có phải do một sự non yếu và nông cạn nào đó đã làm cho Nixon và Kissinger cả tin rằng Cộng sản sẽ làm đúng những điều cam kết? Miền Bắc Việt Nam đã được quyền bất tuân  hầu hết các điều khoản họ đã ký kết trong hiệp định năm 1973: “Trong vòng hai năm, miền Bắc đã đưa một đội quân khổng lồ vào miền Nam, hoàn toàn trái ngược với nội dung nghiêm chỉnh của hiệp định.” Các lãnh tụ miền Bắc không bao giờ tôn trọng mục đích giả tạo của Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê năm 1973, là chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình. Một nguyên do khác, họ e ngại rằng việc Mao bắt đầu tái lập quan hệ với thế giới tư bản có thể mở ra một mối quan hệ hỗ tương có lợi, giữa Trung quốc và miền Nam trong tương lai. Từ thất bại của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng sản Bắc Việt đã hiểu – nhưng các nhân vật thiên tả phương Tây không bao giờ hiểu được – là nước Cộng hòa Việt Nam có một tương lai rất lâu dài: ngoại trừ, phải phá hũy nó bằng một cuộc tấn công quân sự thuần túy và mạnh mẽ.

Nói về chủ đề của một cuộc xâm lược vũ trang thuần túy và mạnh mẽ, trong Black April, George J Veith nhận định rằng, phải rất sáng suốt và vô cùng thận trọng. Cộng sản miền Bắc không những có được vũ khí tối tân và sức người mà còn có cả hệ thống chỉ huy hữu hiệu. Veith chỉ trích nặng nề “yếu điểm”của Thiệu trong cách điều hợp giữa Tổng Hành Dinh và các quân đoàn độc lập “đã ngăn cản sự phối hợp yểm trợ, đánh trả các trận tấn công trên toàn nước.”Mặt khác, thật là một sai lầm khi tin rằng cái gọi là, chỉ có quân đội Nhân dân là độc quyền có tinh thần chiến đấu. Những người lính Cộng hòa miền Nam đã thể hiện tinh thần chiến đấu can trường của họ không những chỉ ở chìến trường Xuân Lộc, mà còn ở cả Hố Nai, Tân Sơn Nhứt và ở nhiều góc trời quên lãng khác mà hiện nay, lạy Chúa, được gọi tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Daryl McCann blogs at darylmccann.blogspot.com.au

Người dich: Hong Kelly